Kế hoạch chính thức chuyến 6 tại Mường Nhé (Điện Biên)

Tại xã Nà Khoa, huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên, từ ngày 26-30/4/2013

 I/ TÓM TẮT ĐỊA BÀN:
– Nà Khoa là xã biên giới phía Tây huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên.
– Xã được thành lập tháng 3/2006 trên cơ sở điều chỉnh một phần diện tích tự nhiên và dân số của xã Nà Hỳ. Năm 2006, xã Nà Khoa có 12.691,49 ha diện tích tự nhiên và 4.531 nhân khẩu. Sau khi điều chỉnh địa giới hành chính để thành lập xã Nậm Nhừ (25/8/2012), xã còn lại 6.557,42 diện tích tự nhiên và 3.175 nhân khẩu. Hiện tại, do việc điều chỉnh địa giới đang triển khai thực hiện, nên số học sinh của xã vẫn sinh hoạt – học tập tại 16 thôn bản của xã.
– Dân số của xã là đồng bào Mông, chỉ 2 bản đồng bào dân tộc Kháng.
– Đồn Biên phòng 415 Nà Khoa đóng quân, quản lý với 60km đường biên.

II/ ĐỐI TƯỢNG THỤ HƯỞNG

1/ Danh sách học sinh (đã được gửi đến thành viên trong đoàn)

2/ Chủng loại – mặt hàng thụ hưởng (Tổng trị giá 370-400  triệu đồng)

– 518 HS Mầm non: 01 áo khoác – ủng cao su mới, 01 phần bánh kẹo/HS
– 507 HS Tiểu học: 01 áo khoác – dép nhựa mới, 05 vở, 01 bánh kẹo/HS
– 493 HS Bán trú Khối Tiểu học: Tiêu chuẩn như HS Tiểu học/HS
– 456 HS Bán trú Khối THCS: 05 vở, 01 phần bánh kẹo/HS.
– Vải bạt mới: 500m2 (Ưu tiên các điểm Trường tranh tre nứa lá).
– Mì tôm: 100 thùng (Ưu tiên học sinh bán trú, ăn trưa tại Trường).
– Cá cơm: 50 kg (Ưu tiên như trên).
– Nước mắm: 20 thùng/240 chai (Ưu tiên như trên).
– Bột canh: 10 thùng/100 gói (Ưu tiên như trên).
– Quần áo đã qua phân loại: 200 bộ.

– Bộ âm thanh tặng Đồn Biên phòng 415 (01 màn hình LCD 32inch; 01 Amply; 01 đầu Karaoke-DVD; bộ loa thùng 02 chiếc; 02 micro). Cân đối tài chính, mua tặng Tổ Chiếu bóng lưu động, Ban Phong trào thuộc BCH BĐBP tỉnh Điện Biên 01 máy nổ 5kw, phục vụ công tác tuyên truyền lưu động tại các địa bàn biên giới trong toàn tỉnh (máy cũ đã hỏng). Hai hạng mục này do các cá nhân và tập thể ủng hộ riêng và vẫn nằm trong chương trình Nà Khoa lần này.

IV/ HOẠT ĐỘNG CHI TIẾT

Bốc hàng: Trưa ngày 26/4/2013, các Thành viên chuyến đi và thành viên Chương trình – TNV đến bốc hàng lên xe tải tại Kho K2- Cầu Diễn. Xe hàng đi trước.

Ngày thứ Nhất: Thứ Sáu (26/4/2013)

20h, xuất phát tại Bến xe Mỹ Đình, bằng xe giường nằm HN-Điện Biên

(Thu An, Thanh Huyền: Mua vé, đặt điểm ăn tối – tập trung cho cả Đoàn)

 Ngày thứ Hai: Thứ Bảy (27/4/2013):

– 7h00 có mặt tại TP. Điện Biên, đại diện BCH BĐBP đón – ăn sáng, lên xe 29 chỗ đã thuê từ trước, trao quà tặng (máy phát điện) tại BCH BĐBP tỉnh Điện Biên.

– Trưa, ăn cơm tại Si Pa Phìn (BCH BĐBP tỉnh, liên hệ đặt trước).

– Chiều, có mặt tại Đồn 415, dỡ hàng – phân loại và chuẩn bị chỗ nghỉ; ăn tối tại Đồn.

(Thu An phụ trách việc thuê xe; Hậu cần: Mua – chia nước uống, đồ ăn chuyến đi).

– Đại diện BĐBP tỉnh đi thêm 1 xe Uoat, dẫn đường cho Đoàn.

(BĐH, BCHBP tỉnh, Chỉ huy Đồn có phương án thuê – trưng dụng di chuyển bằng xe 2 cầu, từ đường tỉnh lộ vào Đồn 415, nếu trời mưa, đường khó đi).

 Ngày thứ Ba: Chủ nhật (28/4/2013):

– Dậy theo chế độ báo thức của bộ đội; ăn sáng, tham gia lễ chào cờ cùng CBCS trong Đồn.

– Phân công các nhóm đến các điểm Trường, phổ biến cách thức hoạt động.

– Toàn đoàn trao quà tại điểm Trường chính, sau chia các điểm đã phân công.

– Bộ phận Hậu cần, chia lương thực – thực phẩm cho các nhóm, để ăn trưa khi đến các điểm trường (Lương khô, mì tôm, thịt hộp, nước uống), không phiền cơ sở.

– Xong việc, tập trung tại Đồn 415 (bố trí đi thăm mốc, nếu xong việc sớm)

– Tối : Giao lưu văn nghệ cùng CBCS trong Đồn và giáo viên, bà con trong địa bàn (mời toàn bộ CBCS trong Đồn, lãnh đạo UBND xã, đại diện BGH – Giáo viên).

Ngày thứ Tư: Thứ Hai (29/4/2013):

– Ăn sáng, chia tay Đồn 415 (Thanh Huyền, Thu An thanh toán việc ăn nghỉ với BP)

– Trưa ăn cơm tại Si Pa Phìn (BP liên hệ đặt trước).

– Chiều, có mặt tại TP. Điện Biên, ăn tối và lên xe giường nằm, về lại Hà Nội

Ngày thứ Năm: Thứ Ba (30/4/2013):

Sáng có mặt tại Hà Nội, chia tay các thành viên.

   Cách thức tổ chức:

– Tại các điểm trao quà, GV cho học sinh tập trung tại Trường (đề nghị không cắt băng rôn – khẩu hiệu chào mừng), để nhận từng phần quà (theo chủng loại – số lượng đã đóng gói, phân chia). Gọi lên nhận theo thứ tự các lớp và chú ý số thùng hàng đúng điểm, trao đúng giới tính.

– Trao hàng xong, ký nhận Biên bản (phát cho từng nhóm)

– Đề nghị Chỉ huy Đồn BP 415, BGH các Trường, UBND xã giúp đỡ việc bố trí xe máy (ở những điểm ôtô không đến được) chở hàng và thành viên đến Điểm trường.

CHÚ Ý

–  Do là công tác thiện nguyện, nên mỗi thành viên tham gia sẽ đóng trước số tiền 2.000.000 VND/người cho bộ phận Hậu cần, trước khi xuất phát. Số tiền này được chi cho các khoản ăn uống, xăng xe và các hoạt động tập thể khác.

– Các bữa ăn – giao lưu tại Đồn 219, nhờ Bộ đội mua thực phẩm – Hậu cần nấu ăn. Số tiền ăn sẽ được Hậu cần của Đoàn thanh toán trước khi về với Đồn.

Mọi người chú ý lịch trình và các quy định của AABC, ở khu vực biên giới

ĐỀ NGHỊ MỌI NGƯỜI XEM XÉT, ĐĂNG KÝ TRƯỚC NGÀY 15/4/2013
Đăng ký và xem thêm thông tin cập nhật tại trang Tình Nguyện Viên Áo Ấm Biên Cương

THÔNG TIN THÊM VỀ MƯỜNG NHÉ (nguồn WikiPedia):

Mường Nhé là huyện Tây Bắc tỉnh Điện Biên, đồng thời là huyện cực Tây của đất nước Việt Nam.

Mường Nhé là một huyện miền núi, nằm trên ngã ba biên giới giữa Việt Nam với hai nước láng giềng là Trung Quốc và Lào. Phía Tây Bắc giáp tỉnh Vân Nam Trung Quốc. Phía Tây và Tây Nam giáp Lào. Phía Nam giáp huyện Mường Chà tỉnh Điện Biên. Phía Đông và Đông Bắc giáp huyện Mường Tè tỉnh Lai Châu. Điểm cực Tây của Việt Nam là A Pa Chải-Tá Miếu, chính là ngã ba biên giới, nằm tại xã Sín Thầu, có tọa độ địa lý kinh độ 102°8′ Đông, vĩ độ 22°44′ Bắc. Diện tích tự nhiên ở đây chủ yếu là rừng chiếm 55%

Mường Nhé được thành lập theo Nghị định 08/2002/NĐ-CP ngày 14 tháng 1 năm 2002 trên cơ sở điều chỉnh địa giới hai huyện Mường Tè và Mường Lay (cũ) của tỉnh Lai Châu cũ.

Tại thời điểm tháng 4 năm 2009, huyện Mường Nhé có 249.950,43 ha diện tích tự nhiên và 49.835 nhân khẩu, có 16 đơn vị hành chính trực thuộc là các xã: Chà Cang, Pa Tần, Nà Hỳ, Nà Khoa, Nà Bủng, Chung Chải, Mường Nhé (trụ sở huyện lỵ), Mường Toong, Quảng Lâm, Nậm Kè, Sín Thầu, Nậm Vì, Na Cô Sa, Pá Mỳ, Sen Thượng, Leng Su Sìn.